July 26, 2011

ĐỒI CÁT TRINH NỮ

G iống như nhiều đứa trẻ khác ở Hoà Thắng, Tèo cũng " vừa học vừa làm " ở khu vực bàu Trắng này. Tèo là cái tên gần như gọi chung cho tất cả các cậu trai dưới 10 tuổi ở vùng quê Bình Thuận.


HÒN LAN VÀ KÊ GÀ

Cái tên lạ quá. Xin được trả lời bằng một huyền thoại: "Ngày xưa, nơi này thưa thớt lắm, chỉ có những cây bụi lô xô mọc trên đồi cát hoặc chen chúc giữa đá. hàng ngày có những lũ gà rừng với bộ lông sặc sỡ thường ra khe nước ngọt duy nhất ở đây uống nước và gáy vang trời. Người dân theo đó đặt tên cho vùng đất này là Khe Gà, lâu dần bị đọc trại thành Kê Gà. Trong xóm nhỏ này có một cô gái tên là Lan. Nhà nghèo nên hàng ngày Lan phải men theo các đầm lầy quanh vùng bắt cá về cho gia đình. Một ngày kia nàng bị tai nạn và qua đời. Cái chết của nàng trinh nữ đã làm người dân trong vùng thương cảm, họ lấy tên nàng đặt tên cho đồi cát đẹp nhất trong vùng- đó là hòn Lan".

(Phía xa là Hòn Lan và Kê Gà)

HƯƠNG VỊ TẾT


 (Bài cũ, đưa lên cho người xa xứ để nhớ Tết. Chủ nhà bận ăn chơi nhảy múa, không viết kịp)
Hôm nay trời Phương Nam mà cũng se se lạnh, không khí gợi nhớ mùi bếp than nấu bánh chưng đêm Ba mươi với mẹ và các em.
Những năm ấy củi trong vườn không thiếu. Cây Khế chua già rồi, mỗi đợt chuyển mùa lại khô đi một cành. Mẹ gọi ba ra chặt đưa xuống chất sau chái nhà.


MỘT BÀI THƠ HAY TỪ MỘT CHUYỆN ĐÙA TẾU

Những ngày cuối năm 2010 yên bình đến tẻ nhạt. Nhằm phá vỡ không khí sống mòn, sống rỉ, sống sét ấy mụ Thanh rủ quậy phát chơi. Vì thế mới lôi chuyện nuôi yến ra. Mụ hỏi tỉ mỉ đến mức mình gõ phím như múa, cuối cùng mình bảo "Nếu mà không biết thì tra gu gồ". Mụ tra ngay, biết hết muôi yến ra sao, giá yến thế nào, cái gì là dẫn dụ...và thống nhất luôn vụ đưa Vương Cường lên sàn. Lý do chọn VC là vì chọc anh lày cáu rất khó và vì anh í đã từng ngồi với TC trong tấm ảnh được bà Hoài đặt tên là "Đôi thọ" nổi tiếng..


THẢ TRÔI MỘT NGÀY TRÊN BIỂN

THẢ TRÔI MỘT NGÀY TRÊN  BIỂN

Hồi trẻ, chủ nhật là chủ nhọc, dọn dẹp gần chết. Giờ già  rồi, chả mấy nữa mà...vì thế chủ trương ăn chơi (có trác  táng không nhỉ)  được  quán  triệt.
Theo tinh thần ấy, Hó từ Đức Linh xuống núi. Hai đứa ra  một rì xọt đẹp long lanh để hưởng  kỳ nghỉ cuối tuần, mà  cả hai đều coi là khởi đầu cho những dự kiến ăn chơi lâu  dài.
Rì xọt này hồi đầu tên là Siva- thần tình ái theo Ấn Độ giáo , ngay cổng ra vào là biểu tượng cái Linga tổ chảng. Giờ đổi thành Mũi Né bay.
Bữa tối, mình quán triệt Hó là đã ăn chơi thì không sợ tốn kém, cứ ra nhà hàng mà gọi, không mang gì theo hết. Trên bàn có tờ Menu, hai đứa nghiên cứu và mặt đổ chàm lập tức. Thôi, hơi đâu mà bơ thưa sữa cặn, cứ món ăn truyền thống đậm đà là xong.
Đi chụp ảnh, Hó mặc sức sáng tác tối tác và tự thán phục mình đến mức suýt bay lên trời. Mình là người mẫu không bán. Đến khi đổ hình vào máy, Hó lại một lần nữa gia nhập vào nhóm "tự thân vang" dám so với tay máy lành nghề Hoài Vân. Rồi Hó chát với Thanh Chung và Hoài Vân. Hó cười rung hết cả khu rì xọt và  nói "Sao lại có người sướng thế nhỉ, bây giờ TC đang khật khừ  trên máy bay đi Tếch- dát thăm Cao bồi phố Huyện hết 6 tiếng còn HV thì coi bao nhiêu là phim nhạt nhẽo trên ti vi , tụi mình lại xả nước vào hồ mà ngâm". Mình thấy đời thú vị thật.
Hai đứa tán hươu tán vượn, rưng rưng nhắc đến vài anh trên blog, ghen ghét kể tên ít chị của vi en rồi khoái chí với những bài viết hay gần đây. Tất nhiên tụi mình dành một thời lượng đáng kể để tâng bốc lẫn nhau vì sợ chưa ai dám làm chuyện đó.
Tám rưỡi, chẳng biết sao mình lăn đùng ra ngủ. Tỉnh dậy thấy Hó vẫn bên máy tính. Mình lại ngủ với câu càu nhàu là  "Tán giai cho lắm vào, nhớ  mà đóng cửa đấy, giỏ em có cả tỉ âm phủ đồng".
Không biết Hó ngủ khi nào nhưng tụi mình dậy sớm,  đi ăn sáng bằng món bánh canh chả cá ngon nhức nhối và ly nước thơm ép đậm đà.
Hai đứa ra biển, Hó vẫn tự say mê tài chụp ảnh của mình nên ghi lại những dấu chân còng trên biển, vài bức cho vịnh Mũi Né chỉ nổi tiếng đâu trong nước và ngoài nước. Mình tranh thủ tán con bé đi cạy hàu. Bé tên Ca, nhà có 4  người, 3 người đi cạy hàu. Mỗi ngày cạy 2 kí,mất đứt buổi sáng, bán được 140.000 đ, 3 người là 420.000 đ. Cũng kha khá nhỉ. Mình học cạy hàu. Vất vả quá. Phải biết nhìn xem con nào to con nào nhỏ, gõ búa vào đâu, cạy ra thế nào...nói chung dốt dai, Ca không đào tạo nổi. Ca 19 tuổi, 8 năm kinh nghiệm cạy sò. Khi 11 tuổi do đi cạy hàu có tiền qúa mà bỏ học. Ca 2 lần làm cho resort nhưng vẫn bị hàu gọi về những bãi đá sắc nhọn hoang vu mà cặm cụi với hàu. Giờ cô bé vẫn chưa có người yêu.
Mình móc túi Hó lấy 50.000 đ mua hàu của Ca và đưa  thẳng cho nhà bếp. Ít phút nữa hai đứa sẽ đổ mồ hôi bên bát cháo hàu ngọt lừ, thơm phức (không đá lạnh, không chất bảo quản).
Có đem áo tắm nhưng vẫn chưa tắm, có thể tí nữa mới cho bọn cá cơ hội cười rú lên khi nhìn thấy mình và Hó bập bõm trên biển.

Có thể sẽ ăn trưa thêm một bữa nữa để về cấy cày trả nợ nửa tháng.
Có thể làm quen với giám đốc để mưu mô rủ thêm bạn đến rì xọt này (Câu này viết riêng cho HV và TC) cho những ai chưa đến ghen tỵ (Câu này HV và TC không nên đọc)...
Có thể...có thể...có thể..
Chưa kịp làm gì cho ra hồn ra vía thì ngày đã đang trôi vèo.
Ôi nhanh thế, một ngày với bạn thân trên biển.

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X
          Thế giới lổn nhổn người, mê man số phận. Người giàu kẻ nghèo, người hạnh phúc người cay đắng...Nhưng lúc này đây, những đôi mắt đau đáu nhìn về phía trước vừa muốn nổi loạn vừa sợ hãi, vừa long lanh vừa u uẩn, vừa là cũ rích vừa mới toanh...là đôi mắt những người phụ nữ 6X.
6X luôn hoài vọng vào những điều tốt đẹp. Bởi khi 6X  được sinh ra, đất nước bắt đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc và đánh Mỹ ở miền Nam. Trong đôi mắt ngây thơ của 6X  chỉ có những người mẹ lam lũ tất bật và những người đàn ông khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần để không ra trận. 6X phần lớn không được cha dạy dỗ cho mạnh mẽ đối mặt với đời. 6X sợ những đêm đèn dầu lờ mờ, sợ tiếng kẻng báo động đầy bất trắc, sợ bữa cơm không có cơm, sợ sự mất mát ở ngay quanh mình và từ chiến trường đưa về. Một tuổi thơ cực khổ trong chiến tranh và thiếu thốn. Tuổi dậy thì cũng 6X trùng với giai đoạn gian khó nhất của đất nước, khi chính sách Giá- lương - tiền được đem ra thử mà thua.
Giờ, 2011
6X quá trẻ để loanh quanh trong bếp, vứt béng giấc mơ vợ chồng vào giấc ngủ. Với 6X, linga vẫn có một vị trí, nhưng nó lỏng lẻo và khó điều khiển “có một ngày linga thất lạc,”. Rõ là không mất, chỉ đâu đó thôi, mà “thất lạc” thì có người sẽ tìm thấy, họ có trả lại không? 6X không biết. Nó có muốn về lại không? 6X không biết. 5X sẽ thở dài mà bó  tay, 7X sẽ tung hê lên tất cả, nhưng 6X:
“mẹ chong đèn ngơ ngác,
          mỗi đêm về, thả bệ rạc ven sông…”.
6X nghĩ gia đình là điều quan trọng nhất và người phụ nữ phải giữ nó bằng được, dù cay đắng đến đâu.
 “nhễ nhại lăn theo dấu chân để cầm cố hơi thở của chồng.
những dấu chân chẳng vẹn nguyên,
hơi thở chòng chành trong tay mẹ khi trùng dương nổi gió,
ai gieo vào lòng mẹ một hoàng hôn đỏ,
rồi lao theo cánh buồm.
lạy lục bốn phương,
trắng mặt cuống cuồng, mẹ đi tìm linga của mẹ…
đến lúc mặt trời mất dấu,
khi cánh rừng trôi vào giấc ngủ sâu.
còn riêng mẹ vục đầu vào nỗi nhớ…”
Đàn ông đã được giải phóng khỏi chữ chung thuỷ từ mấy trăm năm nay “Trai năm thê bảy thiếp”. Còn phụ nữ vẫn phải bo bo “Gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Đâu phải trong thế giới nội tâm của 6X không có những chuyện tình lãng mạn. Nhưng 6X tự trói buộc mình bởi dư luận xã hội đang chĩa cái nhìn sắc hơn mẹ chồng về 6X. Bằng cái cách huyễn hoặc mình, coi những giá trị đạo đức dù giả tạo là hơn hết tất thảy, 6X không biết mình có quyền làm đàn bà mà chỉ nhớ mình là đàn bà của một người đàn ông duy nhất. “Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử”. Phu chưa tử mà chỉ thất lạc, Phụ chẳng biết làm gì, cứ cố níu kéo cho đến chết. Cũng ngu muội na ná trung quân
“ngày tháng ấy, mẹ lờ nhờ trong đêm
chối phăng những linga đang khoa trương lộng lẫy,
vẫy gọi trước hiên nhà,
những linga múa vũ điệu ma trơi,
rối bời bên cửa sổ.
mẹ bảo những linga không rậy mùi đất trời,
không đủ làm mẹ say,
thì thôi cứ đợi...”
Buồn cười nếu bảo 6X coi tình yêu là thứ duy nhất, thậm chí có vẻ như 6X không biết yêu. Nhưng thực tế cái cách yêu không điều kiện đã giết chết 6X:
“đợi chờ trong mơ với nỗi nhớ hoang sơ,
vọng mải miết đến tàn hơi rồi hóa thành thành nấm mồ trên đỉnh núi,
mẹ dặn hãy treo mẹ lên giữa trời,
để bao giờ linga thành khói,
thấy lối dạt về…”
Chết rồi vẫn đau đáu ngóng về cái linga thất lạc của mình, cái linga chẳng hề nhớ đã từng có mình trên đời. 6X chết, kiểu yêu ấy cũng chết.
Nhưng lịch sử cũng đã sang trang
“nhưng anh ơi! em không giống mẹ!
em không được như mẹ,
em bức bối cảm giác đợi chờ
miệt thị phút giây tuyệt vọng,
thế giới vài tỷ đàn ông,
vơ tay cả nắm,
hà cớ gì phải gặm nhấm nỗi đau?”
Những đứa con của 6X cho rằng mình “không được như mẹ”. Có đọc thấy sự tán thành mẹ trong mấy chữ này không. Có vẻ không. Bởi trước đó chỉ nói “Em không giống mẹ”. Những đứa con của 6X mạnh mẽ, khi bị phụ tình không than thở, không héo mòn và chết trong đau khổ. Chúng ráo hoảnh giải quyết vấn đề.
“em không giống mẹ,
nên khi linga của em trôi về phía yuni khác,
ngửa lồn mình,
em ngêu ngao hát...
bên sông.”
Linga của 6X dễ dàng thất lạc bởi biết yoni của mình vẫn ở nguyên đó. Nhưng linga của con gái 6X dám không, khi cũng trên bến sông ngày xưa 6X “thả bệ rạc” ấy. con gái 6X nghêu ngao hát. Công bằng, trong trường hợp này, cũng là một cách giữ tình yêu. Bài thơ copy từ trang Cánh Cung Xanh, không lắm chữ nhưng đủ đưa ra quan niệm yêu-sex của hai thế hệ. Giống như một tuyên ngôn của người bị phụ tình thời nay.
6X dám chết, con của 6X dám sống. Nên vui hay buồn đây?
(Ghi chú: Linga, yoni : Bộ phận sinh dục nam nữ theo cách gọi của người Chăm)

EM KHÔNG GIỐNG MẸ


có một ngày linga thất lạc,
mẹ chong đèn ngơ ngác,
mỗi đêm về, thả bệ rạc ven sông…


nhễ nhại lăn theo dấu chân để cầm cố hơi thở của chồng.
những dấu chân chẳng vẹn nguyên,
hơi thở chòng chành trong tay mẹ khi trùng dương nổi gió,
ai gieo vào lòng mẹ một hoàng hôn đỏ,
rồi lao theo cánh buồm.
lạy lục bốn phương,
trắng mặt cuống cuồng, mẹ đi tìm linga của mẹ…
đến lúc mặt trời mất dấu,
khi cánh rừng trôi vào giấc ngủ sâu.
còn riêng mẹ vục đầu vào nỗi nhớ…


ngày tháng ấy, mẹ lờ nhờ trong đêm
chối phăng những linga đang khoa trương lộng lẫy,
vẫy gọi trước hiên nhà,
những linga múa vũ điệu ma trơi,
rối bời bên cửa sổ.
mẹ bảo những linga không rậy mùi đất trời,
không đủ làm mẹ say,
thì thôi cứ đợi...


đợi chờ trong mơ với nỗi nhớ hoang sơ,
vọng mải miết đến tàn hơi rồi hóa thành thành nấm mồ trên đỉnh núi,
mẹ dặn hãy treo mẹ lên giữa trời,
để bao giờ linga thành khói,
thấy lối dạt về…


nhưng anh ơi! em không giống mẹ!
em không được như mẹ,
em bức bối cảm giác đợi chờ
miệt thị phút giây tuyệt vọng,
thế giới vài tỷ đàn ông,
vơ tay cả nắm,
hà cớ gì phải gặm nhấm nỗi đau?


em không giống mẹ,
nên khi linga của em trôi về phía yuni khác,
ngửa lồn mình,
em nghêu ngao hát...
bên sông.


(Copy từ Cánh cung xanh)